Sản phẩm không ăn được Tái chế phụ phẩm động vật

Các nguyên vật liệu này vì lý do thẩm mỹ hoặc vệ sinh sẽ không phù hợp để làm thực phẩm cho con người và sẽ là nguyên liệu cho các quy trình tái chế ra các sản phẩm không dùng để ăn. Phần lớn nguyên liệu thô không ăn được được tái chế bằng phương pháp "khô" (chỉ đơn thuần là khử nước). Nó có thể là quy trình theo mẻ hoặc quy trình liên tục, trong đó nguyên vật liệu được làm nóng trong một nồi hấp cách thủy để loại bỏ hơi ẩm và đồng thời giải phóng chất béo khỏi các tế bào mỡ. Đầu tiên, nguyên liệu sẽ được nghiền, băm nhuyễn, sau đó được làm nóng để giải phóng chất béo và đẩy hơi ẩm ra ngoài, lọc để giải phóng chất béo tự do và sau đó có thêm nhiều chất béo được ép ra khỏi phần rắn, ở giai đoạn này được gọi là "tóp mỡ" hoặc "vật liệu nấu thùng kín tái chế khô". Tóp mỡ sau đó được nghiền thêm nữa để làm bột thịt và xương.

Một biến thể của quy trình khô bao gồm việc cắt nhỏ nguyên liệu và hóa lỏng nó bằng chất béo nóng, và sau đó làm bay hơi hỗn hợp này trong một hoặc nhiều công đoạn bằng sử dụng các thiết bị bay hơi. Một số quy trình tái chế phụ phẩm không ăn được cũng được thực hiện bằng quy trình ẩm, nói chung là một quy trình liên tục tương tự như quy trình được sử dụng cho nguyên vật liệu ăn được. Nguyên liệu được làm nóng bằng việc thêm hơi nước, sau đó ép để loại bỏ hỗn hợp nước-chất béo rồi sau đó được tách thành chất béo, nước và chất rắn mịn bằng các công đoạn tách ly tâm và/hoặc bay hơi. Chất rắn từ máy ép được sấy khô và sau đó nghiền thành bột thịt và xương. Hầu hết các nhà tái chế độc lập chỉ chế biến vật liệu không ăn được.